TRỒNG RỪNG XUÂN LIÊN
Mời xem lời nhắn theo thời gian góp rừng
► Đợt 12: 08.2024 đến 03.2025 Trang 1 | Trang 2 ► Đợt 11: 03-08.2024 Trang 1 | Trang 2 | Trang 3 ► Đợt 10: 08.2023 đến 02.2024 ► Đợt 9: 03-08.2023 Trang 1 | Trang 2 ► Đợt 8: 08.2022 đến 03.2023
► Đợt 7: 03-07.2022 Trang 1|Trang 2 ► Đợt 6: 08.2021 đến 02.2022 Trang 1 | Trang 2 | Trang 3 ► Đợt 5: 03-07.2021
► Đợt 4: 08.2020 đến 02.2021 ► Đợt 3: 05-07.2020 ► Đợi 2: 03-05.2020 ► Đợt 1: 01-03.2020
Tại Vườn Quốc gia Xuân Liên, rừng tre đang nở hoa và chết hàng loạt – hiện tượng "khuy" chỉ xảy ra khoảng 100 năm một lần. Cả khu rừng biến thành xác tre khô, đất đai bạc màu, nguy cơ cháy rừng tăng cao.
Nhưng đây cũng là thời điểm vàng để hồi sinh một cánh rừng nhiệt đới trù phú từ rừng TRE KHUY này. Ngoài thiên nhiên, sau khi bị KHUY, tre sẽ mọc lại nhanh chóng và tiếp tục thành rừng tre nứa nghèo nàn với chức năng sinh thái và tính đa dạng sinh học thấp hơn nhiều so với rừng nhiệt đới với cây gỗ lớn. Đôi khi, một số cây gỗ lớn và có thể may mắn tái sinh kịp thời vào thời điểm Tre khuy và phát triển thành cây gỗ đơn lẻ trong rừng tre. Quá trình này diễn ra liên tục và sau hàng ngàn năm, rừng Tre có thể sẽ diển thế thành rừng cây gỗ lớn với chức năng sinh thái mạnh mẽ, là nơi sinh sống của muôn loài. Khi rừng tre đang phát triển bình thường, sẽ rất khó, thậm chí là không khả thi để trồng cây gỗ lớn xen vào và biến rừng tre thành rừng cây gỗ lớn. Bởi vậy, thời điểm TRE KHUY này chính là thời điểm vàng trăm năm có một, để nhanh chóng thúc đẩy chuyển hóa rừng Tre thành rừng cây gỗ lớn.
500 ha rừng Tre khuy tại Xuân Liên đang chờ bạn cùng Gaia tái sinh thành rừng nhiệt đới. Rừng nhiệt đới với cây gỗ lớn này sẽ giúp cải thiện mạnh mẽ chức năng sinh thái của rừng, tạo bể chứa Carbon khổng lồ góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, và tạo ra ngôi nhà chung cho nhiều loài động thực vật hoang dã hơn.
Điều đáng nói là chúng ta chỉ có khoảng 1 năm để trồng rừng và tái sinh rừng nhiệt đới từ rừng tre khuy này. Bởi sau khi bị Khuy, chỉ cần độ hơn 1 năm sau, cây tre con sẽ mọc lên rất nhanh khiến cho việc trồng cây gỗ lớn lại trở nên không khả thi. Vì vậy, Gaia rất mong nhận được sự chung tay mạnh mẽ của mọi người doanh nghiệp, cá nhân, cùng hành động cho thời khắc lịch sử trăm năm có một này.
HÃY GÓP MỘT CÂY CÙNG TÁI SINH RỪNG NHIỆT ĐỚI!


Cách ủng hộ:
Cách 1. Chuyển khoản vào Ngân hàng ACB, Tên TK: Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia, Số TK: 111 666 7878. Nội dung: R4- Tên bạn - Số điện thoại - Lời nhắn trên khu rừng (không quá 20 ký tự)
Cách 2. Qua ví momo bằng cách quét mã QR trên ảnh bằng camera để ghi nội dung: R4- Tên bạn - Số điện thoại - Lời nhắn trên khu rừng (không quá 20 ký tự).
Nếu bạn muốn nhận thông tin về RỪNG XUÂN LIÊN, hãy điền form này: http://bit.ly/nhantinrunggaia
Sau 3-5 ngày, không quên xem tên và lời nhắn của mình trên RỪNG XUÂN LIÊN tại: bit.ly/rungxuanlien.
Mời xem thêm thông tin về chương trình doanh nghiệp trồng rừng cùng Gaia tại đây: http://bit.ly/doanhnghiepthamgiagaia
Kéo xuống dưới để xem tầm quan trọng của việc trồng khu rừng này.
Mục tiêu trồng rừng đợt 13: ít nhất 10.000 cây
Tổng số cây đã ủng hộ đợt 13: 1. 266 cây
Hạn ủng hộ: 20.07.2024
Tổng số cây đã trồng tại rừng Xuân Liên là: 142.494 cây bao gồm:
- Đợt 1 đã trồng 4.500 cây vào tháng 03.2020
- Đợt 2 đã trồng 751 cây vào tháng 05.2020
- Đợt 3 đã trồng 2.350 cây vào tháng 08.2020
- Đợt 4 đã trồng 9.107 cây vào tháng 03.2021
- Đợt 5 đã trồng 5.600 cây vào tháng 08.2021
- Đợt 6 đã trồng 18.416 cây vào tháng 04.2022
- Đợt 7 đã trồng 6.006 cây vào tháng 08.2022
- Đợt 8 đã trồng 8.642 cây vào tháng 03.2023
- Đợt 9 đã trồng 14.508 cây vào tháng 08.2023
- Đợt 10 đã trồng 5.462 cây vào tháng 03.2024
- Đợt 11 đã trồng 25.150 cây vào tháng 08.2024
- Đợt 12 đã trồng 41.175 cây vào tháng 03.2025
Mời xem báo cáo rừng Xuân Liên tại đây: http://bit.ly/baocaorungxuanlien
Trồng rừng ở đâu
Vườn quốc gia Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa.
Tại sao cần trồng rừng Vườn quốc gia Xuân Liên
Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên thành lập năm 1999 và năm 2025 được nâng hạng thành Vườn quốc gia Xuân Liên, diện tích khoảng 27.668 ha, gồm rừng tự nhiên, sông hồ. Đây là một trong 35 Vườn quốc gia của Việt Nam. Rừng có vai trò cô cùng quan trọng đối với con người và giúp duy trì hệ sinh thái. Vườn quốc gia Xuân Liên thuộc tỉnh Thanh Hóa này có vai trò quan trọng, bảo vệ thượng nguồn Sông Chu. Đây cũng là nơi giáp ranh với Lào, trên dãy núi Sầm Nưa (Lào).
Là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm như: Bò tót, Voọc xám, Vượn đen má trắng, Mang Roosevelt (Muntiacus rooseveltorum), Thông nàng (Podocarpus imbricatus), Sa mu (Cunninghamia konishii) và Pơ mu (Fokienia hodginsii), Vù hương (Cinnamomum balansae)...
Tại Vườn quốc gia Xuân Liên hiện nay, có khoảng 500ha rừng tre đang khuy và rừng nghèo kiệt, trước đây vốn là đất canh tác của người dân địa phương. Khi Vườn quốc gia Xuân Liên được thành lập, người dân di cư ra ngoài, để lại các khu đất nương rẫy không có rừng. Vườn quốc gia Xuân Liên đã bước đầu gây trồng cây rừng trên những vùng đất này. Tuy nhiên, trải qua 20 năm, đây vẫn là những khu rừng nghèo kiệt, ít loài.
Hoạt động trồng làm giàu rừng này nhằm hồi phục khu rừng bị nghèo kiệt, bằng các loài cây bản địa đa mục đích như cây gỗ, cây làm thức ăn cho động vật hoang dã, cây thuốc. Cây trồng làm giàu rừng, góp phần gia tăng số loài, đặc biệt là thức ăn cho các loài hoang dã, giúp chúng có thể sinh sống trong rừng, thay vì phải ra khu vực dân cư để kiếm ăn. Đồng thời, duy trì các giá trị đa dạng sinh học, làm tăng giá trị du lịch, nghỉ dưỡng của rừng.
Các loài cây nào sẽ được trồng
Khoảng 500 loài cây gỗ lớn bản địa. Đến nay, Gaia đã trồng hơn 120 loài như: Lim Xanh, Vù hương, Lát hoa, Sao đen, Sưa.... Những cây gỗ này sẽ bước đầu tạo ra khu rừng an toàn, khỏe mạnh cho nhiều loài quý hiếm, đồng thời tạo ra bộ sưu tập Cây gỗ lớn nhất Việt Nam.
Xem báo cáo rừng Xuân Liên để có danh sách các loài cây đã trồng: bit.ly/baocaorungxuanlien
Chi phí trồng rừng Xuân Liên được tính như thế nào
Mỗi một cây bạn đóng góp 80.000đ bao gồm:
- Cây giống
- Vận chuyển cây giống đến địa điểm trồng (nhiều khu vực trồng rừng phải băng qua những con dốc cao, địa hình khó khăn, hoặc đi tàu thuyền).
- Phân bón, giá thể đất bổ sung (tại một số nơi đất quá nghèo kiệt. Gaia cố gắng hạn chế sử dụng phân bón hóa học).
- Chuẩn bị thực bì khu vực trồng rừng (một số nơi phải phát bớt dây leo, cỏ dại, cây bụi).
- Nhân công và dụng cụ đào hố, trồng cây.
- Chăm sóc rừng hàng năm trong 4 năm (cắt bỏ dây leo quấn cây mới trồng, cắt bớt cỏ dại, diệt trừ sâu bệnh nếu có, phòng chống cháy rừng...).
- Giám sát rừng trong 4 năm (chụp ảnh giám sát sinh cảnh rừng, giám sát cây trồng, đo cây, đo mức độ che phủ rừng, kiểm đếm số lượng loài động thực vật trong khu rừng).
- Quản lý toàn bộ quy trình và báo cáo.
Làm sao để biết khoản đóng góp của tôi có thực sự được trồng rừng
Bạn hoàn toàn có thể kiểm tra sự minh bạch trong quá trình gây quỹ và trồng rừng bằng việc:
- Sau khi bạn đóng góp thành công cho Gaia, số lượng cây bạn đóng góp và lời nhắn kèm theo sẽ được hiển thị trên khu rừng Website: http://bit.ly/rungxuanlien
- Ngay sau khi đợt trồng rừng diễn ra, Gaia sẽ lập báo cáo giám sát về khu rừng đã trồng. Tiếp tục trong 4 năm tiếp theo, mỗi năm bạn đều sẽ nhận được báo cáo giám sát sự thay đổi của khu rừng công khai trên Website của Gaia.
- Gaia đã tổ chức 06 đợt trồng rừng Xuân Liên từ năm 2020. Mời xem báo cáo tại đây: bit.ly/baocaorungxuanlien
-
Ngoài ra, bạn cũng có thể xem Báo cáo năm của Gaia tại đây: bit.ly/gaiabaocaonam
Sau khi trồng, Gaia sẽ chăm sóc, bảo vệ khu rừng như thế nào
Sau khi trồng rừng, khu rừng sẽ được Gaia phối hợp cùng Vườn quốc gia Xuân Liên chăm sóc khu rừng mỗi năm 1 lần (xới đất, phát cỏ, trị bệnh, bón phân nếu cần...). Khu rừng cũng sẽ được bảo vệ nghiêm ngặt bởi chính lực lượng kiểm lâm tại Vườn quốc gia. Ngoài ra, Gaia sẽ kiểm đếm số lượng cây sống, chụp ảnh giám sát, đồng thời giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình trồng rừng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ, để đảm bảo tỷ lệ cây sống cao nhất.
Tại sao Gaia chỉ chọn trồng cây tại các Vườn quốc gia và Khu Bảo tồn thiên nhiên
Đây là những khu rừng đầu nguồn, có chức năng sinh thái to lớn trong việc bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn, giảm thiệt hại bão lũ, ứng phó với biến đổi khí hậu, là ngôi nhà của nhiều loài động thực vật hoang dã, với giá trị đa dạng sinh học cao.
Bên cạnh đó, các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn Thiên nhiên cũng được quy hoạch để bảo tồn và phát triển rừng và các tài nguyên đa dạng sinh học. Các đơn vị này cũng có chức năng quản lý, bảo vệ, gìn giữ các khu rừng này. Như vậy, khu rừng của chúng ta mới được bảo vệ, phát triển tốt nhất, mãi về sau.
Việc trồng rừng cùng Gaia tại các Vườn Quốc gia và Khu Bảo tồn Thiên nhiên không chỉ hưởng ứng mà còn góp phần thực hiện đề án 1 tỷ cây xanh của Chính phủ.
Nếu tôi muốn đi trồng rừng Xuân Liên cùng Gaia thì phải làm sao
Trong các đợt trồng rừng, nếu điều kiện thuận lợi, Gaia sẽ tổ chức các chuyến đi Trồng rừng và Trải nghiệm thiên nhiên cho mọi người. Bằng cách đăng ký tham gia cùng Gaia, bạn sẽ cùng Gaia trồng những cây gỗ quý hiếm cho các khu rừng. Thông tin chi tiết Gaia sẽ đăng tải và thông báo cho cộng đồng trên Fanpage Gaia Nature Conservation. Mời các bạn đón đọc thông tin. Bạn có thể đăng ký nhận thông tin các chuyến tại đây: bit.ly/dangkyquantamditrongrung
Một số hình ảnh khu trồng và khảo sát rừng Xuân Liên. Hình ảnh trồng rừng sẽ được cập nhật thêm sau khi trồng rừng.
%20(Custom).jpg)
.jpg)
Mời xem lời nhắn theo thời gian góp rừng
► Đợt 12: 08.2024 đến 03.2025 Trang 1 | Trang 2 ► Đợt 11: 03-08.2024 Trang 1 | Trang 2 | Trang 3 ► Đợt 10: 08.2023 đến 02.2024 ► Đợt 9: 03-08.2023 Trang 1 | Trang 2 ► Đợt 8: 08.2022 đến 03.2023 ► Đợt 7: 03-07.2022 Trang 1|Trang 2
► Đợt 6: 08.2021 đến 02.2022 Trang 1 | Trang 2 | Trang 3 ► Đợt 5: 03-07.2021 ► Đợt 4: 08.2020 đến 02.2021
► Đợt 3: 05-07.2020 ► Đợi 2: 03-05.2020 ► Đợt 1: 01-03.2020